Các phương thức vận tải hiện nay có ưu nhược điểm ra sao?

Các phương thức vận tải hiện nay vô cùng đa dạng. Vì với sự phát triển chóng mặt của nền kinh tế và các ngành công nghiệp hiện nay, nhu cầu về các vấn đề vận chuyển, giao nhận hàng hóa ngày càng tăng cao. Các phương thức vận tải phổ biến nhất như đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không  đều có những ưu nhược điểm riêng mà bạn cần cân nhắc trước khi chọn lựa.

Phương thức vận tải đường bộ

Vận tải đường bộ là một trong các phương thức vận tải phổ biến nhất hiện nay, bởi sự linh hoạt và tiện lợi khi vận chuyển.

Các đơn vị vận chuyển sẽ sử dụng các phương tiện đường bộ như: xe ben, xe đầu kéo, xe tải,…để vận chuyển hàng hóa từ nơi giao đến nơi nhận một cách nhanh chóng và dễ dàng.


Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

Ưu điểm vận tải đường bộ

Rất linh hoạt trong quá trình vận chuyển: Phương thức vận tải đường bộ chủ yếu dùng các loại xe tải với nhiều tải trọng khác nhau, không phụ thuộc giờ giấc, không có tuyến đường cố định mà có thể thay đổi tùy thích dựa trên sự thống nhất giữa hai bên.

Vận chuyển hàng hóa đạt hiệu quả cao ở cự ly ngắn và trung bình (trong khoảng 500km)

Tiết kiệm chi phí: Hàng hóa được giao trực tiếp từ nơi giao đến nơi nhận mà không phải qua trung gian nào. Hạn chế được các công đoạn bốc xếp hàng, phí dừng đỗ xe.

Phương thức vận tải đường bộ giúp đảm bảo tốt chất lượng đối với một số lại hàng hóa nhất định

Thủ tục giao nhận hàng đơn giản: Không phải qua nhiều trung gian, chỉ cần sự thống nhất và ký kết hợp đồng giữa bên chủ hàng hóa và bên nhận giao là xong.

Nhược điểm vận tải đường bộ

Phụ thuộc nhiều vào môi trường bên ngoài: Đây là một trong các phương thức vận tải thường ẩn chứa nhiều rủi ro không thể lường trước được như: kẹt xe, va chạm, bị kiểm tra giữa đường, mưa bão,…làm ảnh hưởng đến thời gian giao hàng.

Tải trọng và kích thước hàng hóa còn hạn chế so với các phương thức vận tải khác.

Phù hợp hơn khi giao hàng trong nội địa, đối với hàng hóa quốc tế thì còn nhiều hạn chế về tải trọng và địa lý.

Phương thức vận tải đường sắt

Phương thức vận tải đường sắt xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, là một trong các phương thức vận tải lâu đời và có những bước tiến mạnh mẽ, với nhiều ưu điểm về tải trọng và đảm bảo chất lượng hàng hóa. Đây là một phương thức đang dần được sử dụng nhiều với các chuyến hàng có quãng đường dài.


Vận tải hàng hóa bằng đường sắt

Ưu điểm vận tải đường sắt

Cước phí thấp hơn nhiều so với các phương tiện đường bộ, luôn giữ ở mức ổn định, không bị ảnh hưởng bởi sự biến động của giá xăng dầu.

Đa dạng tải trọng, kích thước, chủng loại hàng hóa: Phương thức vận tải đường sắt có thể vận chuyển đa dạng các chủng loại hàng hóa như: đồ đông lạnh, hàng cồng kềnh, hàng dễ vỡ,...cho dù trọng lượng là bao nhiêu.

Đảm bảo chất lượng hàng hóa: Đây là một trong các phương thức vận tải giúp giữ được chất lượng hàng hóa ở mức tốt nhất. Vì hàng hóa trong quá trình vận chuyển sẽ được chứa trong những toa riêng biệt như: toa hàng thường, toa siêu trọng, toa lạnh, container, với những cách bảo quản riêng, phù hợp với đặc tính của từng loại hàng hóa và chạy liên tục trên tuyến đường ray nên khó xảy ra tình trạng mất cắp hay hư hỏng hàng hóa.

Ít bị ảnh hưởng bởi tác động của các môi trường bên ngoài: Các phương tiện vận chuyển đường sắt sẽ luôn chạy trên các tuyến đường ray dành riêng cho mình. Vì thế không bị ảnh hưởng bởi đèn giao thông, kẹt xe, va chạm,...trong quá trình vận chuyển.

Nhược điểm vận tải đường sắt

Nhược điểm lớn và quan trọng nhất của phương thức vận tải này là sự thiếu linh hoạt trong thời gian và tuyến đường. Do các phương tiện đường sắt chỉ chạy trên một tuyến đường ray cố định và cũng chỉ dừng nghỉ tại các trạm cố định, không có ga giao tận nơi, nên cần sử dụng các phương tiện trung chuyển khác đề đưa hàng ra ga xe. Lịch trình được định sẵn không thể tự sắp xếp hay thay đổi để phù hợp với đơn hàng của mình.

Phương thức vận tải đường thủy

Phương thức vận tải đường thủy là một trong các phương thức vận tải quốc tế được ra đời sớm nhất, chiếm đến gần 90% tổng lượng hàng hóa được vận chuyển giữa các nước với nhau. Hình thức này bao gồm hai phần chính là vận tải biển (Ocean shipping) và vận tải thủy nội địa (Inland water Transport).


Vận tải hàng hóa bằng đường biển

Ưu điểm vận tải đường thủy

Vận chuyển hàng hóa với khối lượng và kích thước lớn: Tải trọng hàng hóa khi vận chuyển bằng đường biển có thể cao hơn gấp nhiều lần so với các phương thức vận tải khác như đường hàng không, đường bộ.

Tuyến đường vận chuyển thông thoáng, rộng rãi hơn so với đường bộ: điều này giúp tránh được các vụ va chạm khi lưu thông, giúp đảm bảo an toàn cho hàng hóa.

Cước phí vận chuyển thấp: Khi vận chuyển hàng hóa, các phương tiện đường thủy có thể ghép nhiều đơn hàng với nhau, chứa được khối lượng hàng hóa rất lớn chỉ trong một chuyến đi. Vì thế, đây được xem như một phương thức vận chuyển tiết kiệm nhất đối với hàng quốc tế.

Nhược điểm vận tải đường thủy

Sử dụng nhiều các trung gian trung chuyển để hàng từ đất liền đi đến cảng biển.

Thời gian vận chuyển lâu: Do tốc độ di chuyển của tàu trên biển rất chậm, khối lượng hàng hóa quá lớn. Ngoài ra còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên như sóng và mưa bão nên gặp nhiều hạn chế về mặt thời gian.

Phương thức vận tải hàng hóa bằng đường hàng không

Đây được xem như là một trong các phương thức vận tải tiên tiến và nhanh nhất hiện nay. Tuy nhiên, phương thức này vẫn tồn tại những điểm tốt và những điểm chưa tốt cần khắc phục.


Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Ưu điểm vận tải hàng không

Tốc độ vận chuyển cao: Với vận tốc trung bình khoảng 800-1000km/h, đường hàng không có thời gian vận chuyển hơn gấp 40 lần so với đường bộ, đây là một trong các phương thức vận tải tối ưu cho các đơn hàng giá trị cao và cần được giao nhanh nhất có thể.

Đảm bảo hàng hóa an toàn: Các vụ va chạm xảy ra trên bầu trời rất ít vì mỗi phương tiện đều được chạy trên một tuyến đường riêng. Các vụ mất cắp hay hư hỏng hàng hóa cũng rất khó xảy ra vì việc quản lý diễn ra rất nghiêm ngặt.

Phí bảo hiểm cho việc vận chuyển thấp: Do vận tải bằng đường hàng không gặp rất ít rủi ro hơn so với các phương thức vận tải khác.

Nhược điểm vận tải hàng không

Cước phí vận tải cao: phương thức vận tải đường hàng không tính trọng lượng hàng hóa theo từng kilogam, đặc biệt vào những ngày lễ tết, cước phí có thể tăng cao gấp 3 đến 4 lần.

Gặp hạn chế về mặt khối lượng và kích cỡ hàng hóa: Do giới hạn về kích thước khoang chứa hàng, kích thước cửa và tải trọng thực của máy bay nên những đơn hàng quá nặng hoặc quá cồng kềnh sẽ không thể vận chuyển bằng đường hàng không.

Bị ảnh hưởng nhiều bởi các điều kiện thiên nhiên: Nếu điều kiện thời tiết xấu, chuyến bay hoàn toàn có thể bị hoãn dẫn đến chậm trễ trong thời gian giao hàng.

Bài viết trên là những thông tin hữu ích về các phương thức vận tải hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có được một cái nhìn bao quát về ưu nhược điểm của các phương thức vận tải phổ biến, dễ dàng hơn trong việc lựa chọn và đưa ra quyết định tối ưu nhất cho đơn hàng của mình nhé. Để biết thêm một số thông tin khác về các phương thức vận tải, hãy xem qua các bài viết dưới đây nhé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vận chuyển hàng hóa bằng xe tải tốn nhiều tiền không?

Vận chuyển đường biển là gì? Ưu điểm của chuyển đường biển